Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng việc xác định nguyên nhân cụ thể vẫn chưa rõ ràng. Nếu thường xuyên gặp phải những cơn đau bụng tái diễn, có thể bạn đang mắc hội chứng này. Mặc dù IBS không gây ra những vấn đề nguy hiểm ngay nhưng nó có thể gây ra cảm giác khó chịu, rối loạn đại tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng cố vấn chuyên môn TS BS CKII Nguyễn Thị Thanh Hương của Công ty Dược phẩm Tuệ Tĩnh khám phá chi tiết về hội chứng ruột kích thích, từ dấu hiệu điển hình cho đến các phương pháp điều trị hiệu quả.
Khái niệm về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một chứng rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu, khoảng 5-20% dân số đã từng trải qua các triệu chứng của IBS ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới từ 1.25 đến 2 lần với nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất từ 20 đến 50 tuổi.
Mặc dù IBS được xem là một hội chứng lành tính và không đe dọa đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra những cơn đau đớn và làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dấu hiệu điển hình của IBS
Hội chứng ruột kích thích xảy ra khi chức năng của ruột già bị rối loạn, dẫn đến những triệu chứng khác nhau như:
Chướng bụng và khó chịu: Người bệnh thường cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, và không thoải mái.
Đau bụng: Cảm giác đau thường xuất hiện theo từng cơn và có thể giảm sau khi đi đại tiện. Vị trí đau không cố định, khó xác định đặc điểm cụ thể và thường xuất hiện vào buổi sáng hơn.

Liên quan với chế độ ăn uống: Triệu chứng đau bụng thường trở nên nghiêm trọng hơn sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là khi tiêu thụ thực phẩm không an toàn hoặc trong tình trạng căng thẳng tâm lý. Điều này cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn uống và triệu chứng của IBS.
Rối loạn đại tiện: Thói quen đại tiện có thể thay đổi, bao gồm tiêu chảy, táo bón hoặc sự kết hợp của cả hai. Ít nhất là 1 lần/ tuần hoặc theo chu kỳ không đều và kéo dài trong vòng 3 tháng liên tục gần nhất.
Mức độ ảnh hưởng hội chứng ruột kích thích (IBS)
Không gây tổn thương mô hoặc biến chứng ung thư
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa, không gây tổn thương thực thể cấu trúc hoặc mô ruột. Điều này có nghĩa là IBS không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù triệu chứng của IBS có thể gây khó chịu, nhưng tình trạng này không dẫn đến tổn thương nặng trên hệ tiêu hóa.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, IBS có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên có thể gây ra sự khó chịu đáng kể, làm giảm khả năng tập trung và hiệu suất công việc.
Hơn nữa, sự lo âu về các triệu chứng này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nguy cơ mắc các rối loạn khác cao hơn
Những người mắc IBS có nguy cơ cao hơn mắc các rối loạn tâm thần như lo âu hay chứng trầm cảm. Sự kết hợp giữa các triệu chứng tiêu hóa và tình trạng tâm lý có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn, trong đó lo âu về triệu chứng tiêu hóa lại làm tăng cường độ và tần suất của các triệu chứng này. Điều này không chỉ làm cho việc quản lý IBS trở nên khó khăn hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe tổng thể của người mắc.
Biện pháp điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)
Việc điều trị IBS không nhằm mục đích chữa khỏi hoàn toàn, mà tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng và cải thiện chức năng đường ruột. Những phương pháp điều trị này có thể nói đến như:
Sử dụng thuốc điều trị
Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân để chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Thuốc trị tiêu chảy: Giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
- Thuốc trị táo bón: Hỗ trợ làm mềm phân và cải thiện quá trình đại tiện.
- Thuốc chống co thắt: Giúp giảm cơn đau bụng và cảm giác khó chịu do co thắt cơ ruột.
Áp dụng chế độ ăn FODMAP
Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp hiệu quả giúp giảm triệu chứng IBS. Chế độ này bao gồm việc kiêng ăn các loại thực phẩm như thực phẩm đóng hộp, trái cây nhiều đường như táo, dưa hấu, và mật ong có thể gây ra tình trạng đầy hơi. Sữa – chế phẩm từ sữa và đồ uống có cồn.
Hành trình chấm dứt nỗi lo rối loạn tiêu hóa cùng Diễn viên Lệ Quyên
Để quản lý hội chứng ruột kích thích (IBS), việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống khoa học là rất quan trọng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa như IBS Tuệ Tĩnh. Được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, IBS Tuệ Tĩnh giúp bạn cải thiện dấu hiệu điển hình của hội chứng ruột kích thích (IBS) mà không gây ảnh hưởng cho sức khỏe khi sử dụng thời gian dài.
IBS Tuệ Tĩnh chứa các thành phần thảo dược truyền thống đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS). Những thành phần này không chỉ giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy bụng hay tiêu chảy do viêm đại tràng mà còn góp phần cân bằng đường ruột, giúp hệ tiêu hóa tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và nâng cao khả năng miễn dịch.
Với IBS Tuệ Tĩnh bạn sẽ ăn ngon miệng hơn, hệ tiêu hóa khỏe mạnh từ đó không còn phải lo lắng quá nhiều cho những cơn tiêu chảy hay đau bụng âm ỉ, kéo dài như trước kia nữa.
Hội chứng ruột kích thích là rối loạn tiêu hóa phổ biến và có thể đồng hành cùng người bệnh trong nhiều tháng hoặc thậm chí suốt đời. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng hay dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người mắc. Hiểu rõ về hội chứng này không chỉ giúp giảm bớt lo âu mà còn hỗ trợ người bệnh xây dựng lối sống phù hợp, từ đó kiểm soát triệu chứng hiệu quả hơn.
Liên hệ ngay số hotline miễn cước 1800 2295 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa cũng như được đặt mua sản phẩm IBS một cách nhanh chóng.